Chia sẻ kiến thức sức khỏe vợ chồng như: bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh hậu môn, phá thai...

Tổng quan về viêm niệu đạo ở nam giới

Không được xếp vào hàng ngũ những căn bệnh nguy hiểm, nhưng viêm niệu đạo cũng là bệnh khá phổ biến với đấng mày râu. Viêm niệu đạo thường không có triệu chứng cụ thể, chỉ đến khi biến chứng thành mãn tính gây khó khăn trong sinh hoạt, cũng như quan hệ tình dục thì nam giới mới bắt đầu đi khám. Bạn đã biết gì về căn bệnh viêm niệu đạo này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Thái Hà.
Viêm niệu đạo ở nam giới

Những điểm đáng chú ý về bệnh viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo được định nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, ống dẫn nước tiểu. Thuật ngữ “viêm niệu đạo” thường được dùng để mô tả viêm niệu đạo do bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), chủ yếu là bệnh lậu. Tình trạng này được phân loại thành viêm niệu đạo lậu cầu (GU), và viêm niệu đạo không do lậu (nongonococcal – NGU). Theo thống kê, có khoảng 35 % bệnh nhân bị viêm niệu đạo không do lậu, nguyên nhân chính là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis (C. trachomatis).

Vi khuẩn C. trachomatis có ba biến thể khác nhau. Ngoài việc gây ra bệnh viêm niệu đạo ở nam và nữ, Chlamydia có thể gây ra bệnh mắt hột – nguyên nhân gây mù hàng đầu thế giới.

Dấu hiệu và chẩn đoán viêm niệu đạo

Nhiều bệnh nhân bị viêm niệu đạo, bao gồm khoảng 25% người bị viêm niệu đạo NGU, không có triệu chứng và biểu hiện gì cụ thể. Và ở phụ nữ bị viêm niệu đạo do vi khuẩn C. trachomatis, tỷ lệ không có triệu chứng lên đến 75%.

Triệu chứng ở bệnh nhân viêm niệu đạo

  • Màu sắc nước tiểu thay đổi: Có thể màu xanh lá cây, màu nâu, thậm chí kèm theo cả máu.
  • Khó tiểu: Tình trạng này hay xảy ra nhất là vào buổi sáng khi nam giới thức dậy, bộ phận sinh dục tiết ra dịch nhầy, làm tắc nghẽn các lỗ tiểu gây ra hiện tượng khó tiểu. Rượu bia, các chất cồn có thể làm điều này trở nên tồi tệ hơn.
  • Ngứa ngáy: Cảm giác ngứa ngáy đi kèm với đau sưng dương vật. Khi quan hệ tình dục, cảm giác này có thể dẫn đến việc xuất tinh ra máu.
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi và buồn nôn.

Chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo

Hầu hết các bệnh nhân bị viêm niệu đạo không bị sốt và không có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết. Bác sĩ sẽ kiểm tra và thực nghiệm xét nghiệm liên quan đến cơ quan sinh dục.
1. Kiểm tra đồ lót để xét nghiệm dịch nhầy niệu đạo được tiết ra.
2. Dương vật: Kiểm tra các tổn thương da, phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu, bệnh giang mai…).
3. Chụp nội soi: Khám trực tràng để xem xét các tổn thương quanh hậu môn.

Điều trị viêm niệu đạo và chăm sóc tại nhà

Như đã nói ở trên, phần lớn nguyên nhân viêm niệu đạo là do vi khuẩn. Bởi thế, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn. Một liệu trình điều trị bằng thuốc kháng sinh thường từ khoảng 14 ngày.
Với viêm niệu đạo lây qua quan hệ tình dục, việc sử dụng kháng sinh sẽ được kéo dài hơn, tùy thuộc vào bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không được tự ý chữa trị mà không có sự hướng dẫn và khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.
Nam giới nên uống nhiều nước để phòng viêm niệu đạo
Kết hợp với điều trị bằng kháng sinh, chăm sóc tại nhà sẽ nâng cao hiệu quả điều trị
  • Uống nhiều nước luôn được bác sĩ khuyên bệnh nhân, vì điều đó sẽ giúp giảm hiện tượng đau đớn khi đi tiểu, cũng như các triệu chứng khác của viêm niệu đạo.
  • Tắm nước ấm, hoặc ngâm mình trong nước ấm từ 15 – 20 phút: Bạn có thể làm điều này một đến 2 lần trong ngày. Cũng như uống nước, nước ấm có tác dụng hạn chế kích thích niệu đạo.
  • Tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng: nhiều rau xanh, vitamin, chất đạm. Kết hợp hoạt động thể thao để tăng hiệu quả.
  • Khi bị viêm niệu đạo, cần tránh vệ sinh bộ phận sinh dục và tắm rửa bằng các hóa chất như sữa tắm, dung dịch vệ sinh. Nếu bạn đã từng bị dị ứng và kích thích niệu đạo trước đây, hãy ngưng sử dụng các sản phẩm này.
  • Điều cuối cùng, trong thời gian điều trị hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có, hãy dùng bao cao su.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to Top