Chia sẻ kiến thức sức khỏe vợ chồng như: bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh hậu môn, phá thai...

Khám nam khoa

Đừng để bệnh nam khoa lấy đi hạnh phúc và thành công của bạn! Đàn ông có ba thứ quan trọng nhất trong cuộc đời họ là: sự nghiệp, gia đình và tình dục. Đừng để các bệnh nam khoa lấy đi bất cứ thứ gì của bạn đặc biệt là trong tình dục, hãy thể hiện bản lĩnh đàn ông.

Khám phụ khoa

Khám phụ khoa hiện nay luôn không được các chị em coi trọng, chỉ khi nào các bệnh phụ khoa trở lên trầm trọng và có những biểu hiện rõ rệt thì chị em mới chịu đi khám. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho các chị em, các bác sĩ khuyên chị em nên đi khám phụ khoa 6 tháng 1 lần.

Bệnh hậu môn

Bệnh hậu môn, đúng như tên gọi là các bệnh xuất hiện ở vị trí hậu môn trực tràng. Các bệnh phổ biến nhất phải kể đến là bệnh trĩ, đại tiện ra máu,… Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh và do chế dinh dưỡng chưa khoa học của người bệnh.

Bệnh xã hội

Bệnh xã hội bao gồm các bệnh lý nguy hiểm có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và chủ yếu là qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh đó một số bệnh xã hội thường không có triệu chứng rõ ràng. Các bệnh thường gặp nhất hiện nay là: Giang mai, sùi mào gà, bệnh lậu…

Phá thai an toàn

Phá thai an toàn là hình thức chấm dứt thai nghén an toàn, không gây đau đớn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này. Đặc biệt phương pháp phá thai an toàn gây cực ít những biết chứng cho sức khỏe chị em.

Hiển thị các bài đăng có nhãn viem-phu-khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viem-phu-khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thực hư cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi


Thời gian gần đây trên các diễn đàn, rầm rộ việc sử dụng tỏi chữa viêm phụ khoa ở nữ giới rất hiệu quả mà lại an toàn. Vậy, thực hư cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi như thế nào?

Bài thuốc lạ chữa viêm phụ khoa bằng tỏi

Thực hư cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi

Hiện nay, trên mạng có rất nhiều chia sẻ về cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi an toàn, hiệu quả cao. Tuy nhiên, chị em cần phải tỉnh táo để nhận biết cách nào là phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo nguồn tin thu được, một người phụ nữ đã tự chữa khỏi bệnh viêm phụ khoa chỉ bằng một nhánh tỏi và một sợi chỉ y tế đã vô trùng. Tuy nhiên, liệu cách chữa này có an toàn?
Theo người phụ nữ, cô đã đẩy lùi được căn bệnh viêm phụ khoa chỉ trong vài ngày bằng cách làm sau:
Dùng kim xuyên một sợi chỉ y tế đã được vô trùng qua một tép tỏi nhằm cột chặt sợi chỉ với tép tỏi. Trước khi đi ngủ, cho tép tỏi vào âm đạo để qua đêm. Sáng hôm sau, lấy tép tỏi ra ngoài. Thực hiện trong vài ngày.

Thực hư cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi

Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu đờm, lợi tiểu, tẩy giun,… và tỏi có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh phụ khoa phụ nữ.
Trong tỏi có chứa chất kháng sinh, hợp chất có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh nên khá nhiều chị em tin tưởng dùng tỏi để chữa viêm phụ khoa.
Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi chữa bệnh phụ khoa, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy tỏi có khả năng tiêu diệt nấm men hiệu quả nhưng nó hoàn toàn không thể chữa khỏi được bệnh viêm phụ khoa.
Trong dân gian có khá nhiều các bài thuốc truyền miệng về việc sử dụng tỏi chữa viêm phụ khoa nhưng mùi tỏi hắc khiến tỏi không được ưa chuộng để chữa bệnh vùng kín.
Cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi không được khuyến khích vì nó chỉ có tác dụng hỗ trợ, khó đạt được hiệu quả trị bệnh phụ khoa.
Việc đặt cả nhánh tỏi vào vùng kín không những không chữa được bệnh mà còn làm tổn thương đến cô bé. Khi đặt nhánh tỏi vào âm đạo sẽ khiến âm hộ bị viêm nhiễm với những vi khuẩn có trong đất đã bám sâu vào nhánh tỏi.
Ngoài ra, tỏi có tính nóng, khi đặt vào âm đạo sẽ làm cô bé nóng rát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng kín. Nếu dùng trực tiếp nên để nguyên miếng tỏi, tránh cắt lát vì sẽ khiến dung dịch có trong tỏi tiếp xúc với nêm mạc âm đạo gây bỏng.
Cách tốt nhất để ngăn chặn viêm phụ khoa đó là chị em có thể ăn tỏi để tăng khả năng kháng viêm, giúp ngăn chặn những triệu chứng của bệnh.
Chị em có thể nhai 2-3 tép tỏi mỗi ngày. Đặc biệt, chị em có thể chế biến tỏi thành các món ăn hàng ngày cũng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Mặc dù cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi được nhiều người áp dụng nhưng việc điều trị bệnh khỏi hoàn toàn không thể không có sự can thiệp, thăm khám của các bác sĩ. Tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn.
Chị em cần lưu ý hạn chế dùng tỏi vì dùng quá nhiều sẽ gây mùi hôi trong hơi thở, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp. Nếu sử dụng tỏi không dùng quá 15g mỗi ngày.

Tốt nhất, nếu phát hiện các triệu chứng của viêm phụ khoa, chị em nên đến cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ sau sinh dễ mắc phải


Bệnh phụ khoa luôn là tình trạng báo động đối với sức khỏe chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với phụ nữ sau sinh. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về bệnh phụ khoa ở phụ nữ sau sinh dễ mắc phải bao gồm những bệnh nào nhé?

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ sau sinh

Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở phụ nữ sau sinh

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Cổ tử cung phái nữ co giãn rộng sau khi sinh nên cần một khoảng thời gian khá dài thì cổ tử cung mới có thể co nhỏ và phục hồi lại được tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Cùng với việc vùng kín của phụ nữ tiết ra nhiều sản dịch hơn bình thường sau sinh, làm cho khu vực nhạy cảm luôn ở tình trạng ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển và hình thành benh phu nu nếu chị em không vệ sinh sạch sẽ vùng kín.

Thương tổn trong quá trình sinh
Một số chị em sinh thường sẽ phải rạch tầng sinh môn. Vì vậy, sau sinh nếu chị em không chú ý giữ gìn vệ sinh thì dễ dẫn đến nhiễm trùng và hình thành các bệnh phụ khoa sau sinh.

Sức đề kháng yếu
Sau khi sinh, sức đề kháng trong cơ thể của chị em thường bị giảm sút cộng thêm việc vùng kín bị tổn thương có thể tạo điều kiện lý tưởng cho nấm, virut, kí sinh trùng tấn công gây bệnh.

Quan hệ tình dục quá sớm
Quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh sẽ tác động đến vết thương và gây nhiễm trùng, tạo cơ hội cho các bệnh phụ khoa phát triển. Vì sau khi sinh, người mẹ có những biến đổi sinh lý ở cơ thể như cơ quan sinh dục sau khi mang thai và khi sinh nở cần phải trải qua một thời gian để phục hồi lại như bình thường.

Hoặc nếu sau khi sinh âm hộ bị khâu hoặc sau sinh có các triệu chứng viêm nhiễm, khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh, sốt, ra máu ở tử cung, âm hộ thì việc phục hồi sẽ bị chậm, do vậy cần kiêng quan hệ. Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo sản phụ nên quan hệ vợ chồng sau khi bộ phận sinh dục hoàn toàn bình thường trở lại.

Các bệnh phụ khoa ở phụ nữ sau sinh

Viêm âm đạo
Đây là căn bệnh điển hình thường gặp ở phụ nữ sau sinh với những triệu chứng như khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh khó chịu, cảm giác ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên và đau rát khi quan hệ tình dục.
Khi thăm khám sẽ thấy niêm mạc âm đạo đỏ, sưng tấy. Viêm âm đạo nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Viêm âm hộ
Là bệnh viêm nhiễm bộ phận bên ngoài cơ quan sinh dục nữ giới có biểu hiện ngứa, nổi nhiều mụn đỏ xung quanh bẹn, háng và lỗ chân lông gây đau nhức.

Viêm tử cung, viêm cổ tử cung
Viêm tử cung – viêm cổ tử cung có các biểu hiện như khí hư ra nhiều, có mùi tanh, cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt có thể bị đau vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu khi giao hợp.
Cổ tử cung là cửa ngõ ngăn chặn không cho vi khuẩn gây hại đi vào cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng và vòi trứng. Nếu bị viêm cổ tử cung thì chị em có nguy cơ bị viêm nhiễm các bộ phận khác khá cao.

Viêm ống dẫn trứng – vòi trứng
Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh viêm phụ khoa sau sinh, bệnh thường gặp ở chị em đặt vòng tránh thai sau khi sinh. Khi bị viêm ống dẫn trứng, người bệnh thường gặp các triệu chứng như kinh nguyệt thất thường, khí hư ra nhiều, đau ở khu vực vùng chậu, người sốt cao.

Viêm ống dẫn trứng – vòi trứng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ làm tắc vòi trứng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh và chửa ngoài dạ con ở phụ nữ.

Hy vọng với bài viết này, chị em sẽ rút ra cho mình các biện pháp phòng tránh bệnh phụ khoa sau sinh hiệu quả, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chính mình.
https://phong-kham-da-khoa-thai-ha3.webnode.vn/

Có nên đi khám phụ khoa khi mang thai?

Có nên đi khám phụ khoa khi mang thai không? là thắc mắc chung của hầu hết các chị em trong thời gian mang thai. Một số chị em lo ngại kham phu khoa sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Có nên đi khám phụ khoa khi mang thai?

Khám phụ khoa khi mang thai

Thông thường, các thai phụ chỉ chú ý đi siêu âm về hình ảnh và kiểm tra sức khỏe, sự phát triển của thai nhi mà quên mất không chú ý tới sức khỏe của chính bản thân. Chính điều này vô tình làm cho một số căn bệnh phụ khoa trở nên trầm trọng gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi và của cả mẹ bầu.
Mẹ bầu có nên đi khám phụ khoa khi mang thai không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, khám phụ khoa khi mang thai là một việc làm rất cần thiết vì:
  • Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, sức đề kháng yếu nên thường dễ mắc phải một số bệnh viêm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, việc đi khám sẽ phát hiện sớm các bệnh lý này và có hướng điều trị thích hợp.
  • Viêm nhiễm cơ quan sinh sản nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra các biến chứng thai nhi như sinh non, thai nhi kém phát triển, đặc biệt nguy hiểm nhất là sảy thai.
  • Trẻ sinh ra có thể sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con gây bệnh viêm kết mạc, viêm phổi…
Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa khi mang thai để đảm bảo sức khỏe sinh sản, nên thực hiện khám định kỳ ít nhất 6 tháng /lần.
Rất nhiều chị em khi mắc bệnh phụ khoa thay vì đi gặp bác sĩ lại tự ý chữa bệnh tại nhà bằng các mẹo dân gian như dùng lá trầu không, lá chè xanh để chữa trị nhưng không mang lại hiệu quả, cho đến khi bệnh nặng mới đi khám phụ khoa.
Các chuyên gia khuyến cáo, chị em không nên tự ý chữa trị bệnh phụ khoa tại nhà khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Khám phụ khoa khi mang thai cần lưu ý gì?

Sau đây là một vài lời khuyên dành cho chị em đi khám phụ khoa khi mang thai:
  • Chị em nên lựa chọn cho mình một cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả thăm khám và sự an toàn của thai nhi.
  • Trước khi đi khám phụ khoa cần giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, khô thoáng.
  • Lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi để tiện cho việc chăm sóc.
  • Thông báo tình trạng thai nghén và các dấu hiệu bệnh với bác sĩ một cách rõ ràng, đầy đủ nhằm mục đích để việc kiểm tra, chẩn đoán được hiệu quả.
  • Kiêng quan hệ tình dục trước khi đi khám phụ khoa ít nhất là 1 ngày.
  • Kiên trì thực hiện chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ và đến tái khám đúng lịch.
Bên cạnh việc đi thăm khám và đưa ra cách chữa bệnh phụ khoa, chị em cũng cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe.
Nếu có thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa chị em nên đến ngay cơ sở y tế, phòng khám uy tín để thăm khám và có hướng điều trị tốt cho cả hai.

Bệnh phụ khoa bị tái phát do đâu?

Bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng bị bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Các bệnh phụ thường gặp ở chị em là viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng,... Có nhiều chị em phụ nữ sau khi điều trị bị tái phát nhiều lần. Phần lớn, tình trạng này là do các yếu tố khách quan gây ra. Vậy cụ thể benh phu khoa tái do đâu? Cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay sau đây.

Bệnh phụ khoa bị tái phát do đâu?
Bệnh phụ khoa bị tái phát do đâu?
1. Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách

Dù là lúc chưa có bệnh hay bệnh đã được điều trị thì việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến phụ khoa.

Các bệnh nấm, viêm nhiễm sẽ quay lại nếu sau khi điều trị, vùng kín không được vệ sinh đúng cách. Bởi nguyên nhân chính gây bệnh phụ khoa là vệ sinh vùng kín kém dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng âm đạo.

Tuy nhiên bạn có biết, vệ sinh quá kĩ cũng là nguyên nhân khiến bệnh phụ khoa tái phát. Thút rửa sâu âm đạo sẽ rất dễ khiến "cô bé" bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại. Sử dugnj dung dịch vệ sinh có độ pH cao sẽ khiến âm đạo bị khô.

Vậy vệ sinh vùng kín đúng cách là như thế nào?

- Vệ sinh vùng kín 2 lần một ngày. Vệ sinh từ trước ra sau.
- Trong kỳ kinh nguyệt, hãy thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần bởi trong kỳ kinh, vùng kín luôn ẩm ướt, hôi hám, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại.
- Hạn chế mặc đồ lót quá bó sát. Nếu mặc đồ lót quá chật sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí làm rối loạn tuần hoàn.
- Thực hiện khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện bệnh. Trên thực tế, co nhiều bệnh phụ khoa có các dấu hiệu ban đầu khá mờ nhạt, chỉ có thể phát hiện quan khám phụ khoa.

2. Bị lây nhiễm từ chồng

Các chuyên gia cho biết, bệnh phụ khoa có thể bị lây qua con đường tình dục. Các biểu hiện bệnh của phái mạnh ít được biểu lộ rõ như bệnh phụ khoa ở nữ giới. Các loại vi trùng ẩn nấp có khi “phát tiết” sau nhiều tháng, hoặc có thể là sau nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với chồng, người vợ sẽ bị truyền bệnh.

Chính vì vậy mà việc điều trị triệu chứng và bệnh phụ khoa ở chị em cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Khi hết bệnh, nếu như vẫn tiếp tục quan hệ với chồng mà chồng của bạn vẫn chưa chữa dứt điểm bệnh thì việc tái lại là điều tất yếu.

Biện pháp tốt nhất để tránh tình trạng lây bệnh từ chồng, khi quan hệ chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su.

Các chuyên gia khuyến cáo chị em nên trang bị các kiến thức nhằm sớm phát hiện và phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Nhất là vào thời điểm nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa sẽ rất cao bưởi trên thực tế, phần lớn chị em đều có kiến thức hạn chế về các bệnh phụ khoa nhưng lại lười đi khám.
Xem thêm:



Trước khi đi khám phụ khoa có được ăn sáng không?

Thăm khám phụ khoa là việc làm vô sùng cần thiết với các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là những người đã kết hôn và có quan hệ tình dục. Khám phụ khoa giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời có các phương án khắc phục và bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân. Có nhiều chị em lần đầu đi khám phụ khoa thường không biết khám phụ khoa là khám những gì và trước khi đi khám phụ khoa có được ăn sáng không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Khám phụ khoa có được ăn sáng không
Khám phụ khoa là khám những gì? Khám phụ khoa có được ăn sáng không?

Khám phụ khoa là khám những gì?


Khám phụ khoa là việc khám bộ phận sinh dục và cơ quan sinh sản của phụ nữ nhằm phát hiện ra những vấn đề bất thường mà chị em có nguy cơ mắc phải. Sau khi khám, bác sĩ sẽ kết luận và đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp điều trị phù hợp dành cho bạn.

Cơ quan sinh dục của phụ nữ bao gồm cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng) và cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử  cung). Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ khám tổng quát và chi tiết tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục của nữ giới.

Đồng thời chỉ định bạn thực hiện những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng,... nhằm phát hiện chính xác bệnh lý gặp phải tại cơ quan sinh sản.

Nếu trường hợp bác sĩ phát hiện, nghi ngờ bạn mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn phải là các xét nghiệm chuyên sâu, test Pap, sinh thiết cổ tử cung...

Các chuyên gia khuyến cáo, khám phụ khoa là điều cần thiết đối với chị em phụ nữ. Chị em nên đi khám định kỳ 6 tháng - 1 năm/ 1 lần.

Quy trình khám phụ khoa?
Chi phí khám phụ khoa bao nhiêu tiền?

Trước khi đi khám phụ khoa có được ăn sáng không?


Việc ăn uống trước khi đi khám phụ khoa không gây ảnh hưởng nhiều tới kết quả thăm khám nhưng chị em cũng nên tránh những thực phẩm dưới đây:
- Tránh ăn đồ lạnh, đồ cay nóng nhiều dầu mỡ,...
- Tránh sử dụng các chất kích thíc như: rượu bia,thuốc lá,cà phê...
- Tránh những thực phẩm nhiều đường như kem, bơ, socola...

Bữa sáng tốt nhất cho chị em trước khi đi khám phụ khoa là rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm giàu protein…

Trước khi đi khám phụ khoa cần lưu ý điều gì?


- Không đi khám phụ khoa trong kỳ kinh nguyệt, nân đi khám sau sạch kinh 3 ngày.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đi khám phụ khoa. Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo là tổn thương vùng kín.
- Không sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH cao, làm ảnh hưởng tới kết quả thăm khám.

Nguồn: Có phải nhịn ăn sáng khi đi khám phụ khoa?
Back to Top