Chia sẻ kiến thức sức khỏe vợ chồng như: bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh hậu môn, phá thai...

Sự thật về bệnh trĩ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?


Bệnh trĩ có ảnh hưởng tới sinh sản? Một câu hỏi thường gặp của những người khi mắc phải trĩ, đặc biệt là đối với phụ nữ. Để giúp các bạn trả lời được câu hỏi này, hãy đọc qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh được tạo thành do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn bị đè nén, gây áp lực, máu đi đến đây không lưu thông được, ứ đọng làm tĩnh mạch phình ra tạo nên các búi trĩ.
Bệnh trĩ được tạo thành từ một số nguyên nhân sau:
Ăn ít chất xơ có trong các loại rau, củ quả xanh là nguyên nhân hàng đầu gây nên táo bón và bệnh nhân khó tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, sử dụng chất kích thích không tốt cho cơ thể.
Ngồi nhiều một chỗ liên tục, ít vận động sẽ khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn, trực tràng. Máu sẽ không được lưu thông và mạch trĩ sưng phồng quá mức gây ra trĩ.
Những người có thói quen đi đại tiện lâu, khi đại tiện thì rặn mạnh và kéo dài gây áp lực đến hậu môn, khiến các tĩnh mạch bị kích thích, phình to ra, lâu dần dễ gây nên bệnh trĩ.
Nước là thành phần rất quan trọng để duy trĩ hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể. Uống ít nước sẽ làm phân cứng dần hình thành nên hiện tượng táo bón ở người bệnh.

Bệnh trĩ có ảnh hưởng tới sinh sản?

Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn- trực trạng, bệnh trĩ hoàn toàn không ảnh hưởng tới sinh sản vì trĩ là căn bệnh ở khu vực hậu môn – trực tràng, còn vấn đề sinh sản lại liên quan đến đường sinh dục.
Mặt khác, khi mang thai mà người bệnh đang mắc bệnh trĩ có thể làm  ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi bởi tâm lý bị ảnh hưởng  và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày cho mẹ bầu.

Tác hại của bệnh trĩ đối với người bệnh

Nếu bệnh nhân không phát hiện hoặc chủ quan không điều trị ngay từ khi có dấu hiệu của bệnh trĩ sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm sau:
Sa nghẹt búi trĩ
Bệnh trĩ nếu không được chữa trị sớm, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn sẽ gây nên tình trạng tắc nghẹn, làm cản trở sự lưu thông máu tại hệ thống tĩnh mạch, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn, apxe hậu môn.
Thiếu máu
Khi đi vệ sinh thường kèm theo máu, lượng máu tăng dần khi bệnh phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Hoại tử
Khi các búi trĩ bị nghẹt không thu vào bên trong được nên để lâu sẽ dễ bị nhiễm trung, vi khuẩn tấn công. Nếu không có phương án vệ sinh sạch sẽ có thể gây hoại tử hậu môn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng
Đây chính là tác hại nguy hiểm nhất của bệnh trĩ, do tình trạng viêm nhiễm lan rộng, nhiễm trùng nặng phổ biến làm tăng nguy cơ biến chứng thành bệnh ung thư trực tràng.
Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
Người bị bệnh trĩ luôn cảm thấy đau đớn, tự ti, không thoải mái trong chuyện chăn gối dẫn đến giảm ham muốn, khoái cảm. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục của người bệnh và hạnh phúc gia đình bị trục trặc.
Viêm nhiễm ở nữ giới
Do nữ giới có cấu tạo cơ thể đặc biệt, bộ phận hậu môn và sinh dục nằm rất gần nhau nên khi hậu môn bị viêm nhiễm sẽ rất dễ dàng lây nhiễm sang âm hộ của nữ giới gây nên một số bệnh lý phụ khoa.

Vậy làm sao để chữa bệnh trĩ?

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng bệnh. Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Điều trị bằng thuốc
Trường hợp dùng thuốc thường áp dụng cho những trường hợp bị trĩ nhẹ- trĩ cấp độ 1, cấp độ 2. Các loại thuốc dùng để chữa bệnh trĩ chủ yếu dùng để ngâm, đặt, đắp, thoa và uống.
Các loại thuốc Tây được dùng chủ yếu là thuốc thoa bên ngoài hậu môn, thuốc ngâm rửa vệ sinh giảm triệu chứng đau, ngứa, thuốc đặt làm mềm phân, thuốc uống kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau.
Còn thuốc trong Đông y thường là các bài thuốc dân gian như chữa bằng lá diếp cá, lá vông,...
Các bác sĩ khuyến cáo, dùng thuốc chỉ sử dụng cho người bệnh mắc trĩ ở mức độ nhẹ, việc dùng thuốc cần tuân theo sự chỉ định của các bác sĩ.
Điều trị bằng ngoại khoa
Đây là cách điều trị bệnh trĩ cấp độ3, độ 4 hay gặp biến chứng như chảy máu nhiều gây mất máu, viêm nhiễm nặng vùng hậu môn.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng công nghệ hiện đại như Phương pháp HCPT, PPH, Phương pháp Longo, cắt điện laser, cắt điện cao tần nhằm cắt bỏ búi trĩ.
Bệnh trĩ  tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng là nỗi ám ảnh thường ngày của rất nhiều người, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.Vì vậy người bệnh nên tìm đến những phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề “Bệnh trĩ có ảnh hưởng tới sinh sản?”. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ, bạn đọc có thể nhấp chuột vào cửa sổ chat trực tuyến ở góc cuối bên phải của Phòng khám đa khoa Thái Hà để được các chuyên gia giải đáp chi tiết cho nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to Top