Chia sẻ kiến thức sức khỏe vợ chồng như: bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh hậu môn, phá thai...

Dành cho người bị bệnh trĩ: Chữa bệnh trĩ thế nào cho hiệu quả nhất


Bệnh trĩ là căn bệnh không hề hiếm gặp ở bất kỳ đối tượng nào từ người già đến trẻ nhỏ. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và cuộc sống người bệnh. Vậy làm sao để chữa khỏi bệnh trĩ, chấm dứt những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người bệnh.

Các cấp độ của bệnh trĩ

Để có thể chữa được bệnh trĩ, trước tiên ta cần phải biết được tình trạng bệnh trĩ của mình như thế nào, thuộc loại nào? Bệnh trĩ chia thành 3 loại và 4 giai đoạn phát triển tương ứng với 4 cấp độ của bệnh trĩ: trĩ cấp độ 1 đến trĩ cấp độ 4.

Các dạng của bệnh trĩ

Trĩ nội: Trĩ nội là tình trạng búi trĩ được hình thành bên trong hậu môn, nếu không được khống chế sớm thì các búi trĩ này sẽ nằm ra ngoài khi bệnh chuyển biến nặng hơn.
Trĩ ngoại: Trĩ ngoại hình thành xung quanh ống hậu môn và nếu như sờ vào có cảm giác đau, dùng tay ấn vào thì chỉ một lúc sau là búi trĩ có thể lại trôi ra ngoài.
Trĩ hỗn hợp: Đây là một dạng bệnh trĩ kết hợp mắc 2 loại bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc, 2 đám trĩ này ở trong ống hậu môn và ngoài rìa của hậu môn.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ

Bệnh trĩ cấp độ 1: Các phát hiện là đi đại tiện ra máu, các búi trĩ chưa hề sa ra ngoài.
Bệnh trĩ cấp độ 2: Khi đi đại tiện thì ở hậu môn có xuất hiện cục thịt thừa, được gọi là búi trĩ. Sau khi đại tiện xong thì búi trĩ lại tự thụt vào.
Bệnh trĩ cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, khi đại tiện xong thì người bệnh phải dùng tay ấn búi trĩ thì nó mới vào trong được.
Bệnh trĩ cấp độ 4: Lúc này, búi trĩ sẽ thường xuyên ở ngoài hậu môn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Khi búi trĩ ở ngoài như vậy sẽ rất dễ bị viêm nhiễm và hoại tử.

Cách chữa phù hợp cho từng cấp độ bệnh


Bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2 là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ. Đây là giai đoạn mà bệnh dễ chữa nhất. Có thể chữa bằng các phương pháp đơn. Ngược lại, bệnh trĩ cấp độ 3, 4 là giai đoạn nặng của bệnh trĩ, người bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể phải phẫu thuật cắt búi trĩ

Chữa bệnh trĩ độ 1, 2

Với bệnh trĩ độ 1, 2 thì cách chữa đơn giản hơn và thời gian khỏi bệnh cũng nhanh hơn. Người bệnh sẽ không phải áp dụng các phương pháp phẫu thuật mà thay vào đó là các phương pháp nội khoa chữa bệnh trĩ.
Sử dụng một số những loại thuốc có tác dụng giúp thành tĩnh mạch bền chắc hơn, co thắt lại, giảm sưng viêm, đau. Có thể sử dụng các loại thuốc như kem hay mỡ bôi ngoài, thuốc kháng viêm, chống viêm nhiễm và táo bón.
Trong trường hợp, bệnh nhân bị trĩ nội bị chảy máu, đau rát hoặc chảy máu có thể dùng thuốc đặt hậu môn để điều trị. Khi sử dụng thuốc để chữa trĩ nội là cần phải có hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ nhẹ cũng rất hiệu quả như:
Chữa trĩ bằng rau diếp cá: trong rau diếp cá có chứa những chất có tác dụng bảo vệ thành mạch của người bệnh rất hiệu quả. Rau diếp cá được xem là thần dược chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, trong rau có tính kháng sinh rất cao, tiêu diệt được cả trực khuẩn mủ xanh.
Đương quy chữa trĩ nhẹ: đương quy là vị thuốc quý có nhiều công dụng bổ máu, chống thiếu máu, hoạt huyết giảm đau, hoạt huyết giảm đau, điều kinh, suy nhược cơ thể, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt,... Đương quy được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trĩ nội vì còn có công dụng nhuận tràng, chống táo bón, thông đại tiện.
Chữa bệnh trĩ cấp độ 1, 2 bằng nghệ: trong nghệ có nhiều chất có tác dụng chống viêm rất cao vì có khả năng quét sạch gốc oxy liên quan đến tình trạng viêm nhiễm.
Xông lá: đây là phương pháp khá đơn giản mà lại được sử dụng phổ biến. Với tính sát khuẩn cao cùng với tính máy có tác dụng sát khuẩn, các loại lá xông giúp cải thiện tình trạng đau rát vùng hậu môn, đại tiện khó khăn.
Ngoài ra, người bệnh còn phải thay đổi chế độ ăn uống: với những bệnh nhân bị mắc trĩ ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được chỉ định bằng các biện pháp điều trị nhẹ nhàng như, sinh hoạt lành mạnh và sử dụng một số các loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ .

Chữa bệnh trĩ nội cấp độ 3, 4


Khi bệnh trĩ chuyển qua giai đoạn 3,4- giai đoạn nặng của bệnh trĩ thì việc điều trị bằng những phương pháp nội khoa không còn nhiều tác dụng nữa. THông thường, khi bệnh trĩ đã phát triển lên cấp độ 3,4 thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng cách phẫu thuật cắt búi trĩ. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng phổ biến hiện nay là:
Phẫu thuật Milligan Morgan: nguyên tắc phẫu thuật này là cắt riêng biệt từng búi trĩ, để lại ở giữa các búi trĩ các cầu da-niêm mạc. Nhược điểm là đau nhiều sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và thường không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.
Cắt trĩ bằng phương pháp khâu treo trĩ bằng tay
Phương pháp cắt trĩ bằng phương pháp treo trĩ bằng tay được áp dụng theo nguyên tắc của phẫu thuật Longo là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm.
Phẫu thuật cắt trĩ Longo: là phẫu thuật mới hơn, sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược khoảng 2-3cm và khâu vòng bằng máy bấm. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ vốn bị dãn phồng,nhờ đó thu nhỏ thể tích các búi trĩ và bảo tồn khối đệm hậu môn. Phương pháp này hiện nay rất được ưa chuộng vì ít đau, thời gian nằm viện ngắn, nhanh lành bệnh, bệnh nhân lao động trở lại sớm hơn.
Phương pháp HCPT
Đây là phương pháp sử dụng nhiệt nội sinh, xâm lấn tối thiểu theo công nghệ cao trong mức nhiệt độ khoảng 80°C – 900°C áp dụng trong kỹ thuật được sử dụng để làm đông và thắt nút mạch máu. Phương pháp này được kiểm soát bằng thiết bị điện tử nên độ an toàn của các thủ thuật cao.
Kỹ thuật PPH
Đây là kỹ thuật “thắt vùng niêm mạc trĩ” cắt khoanh niêm mạc trên đường lược 2-4 cm nhằm đưa và loại bỏ búi trĩ tại hậu môn. cắt trĩ bằng phương pháp này sẽ ít chảy máu, ít gây đau đớn cho người bệnh.
>>> Có thể bạn quan tâm:

Lời khuyên của bác sĩ

Khi gặp phải những biểu hiện của bệnh trĩ thì để tránh tình trạng bệnh ngày càng phát triển nặng hơn cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh tốt nhất nên có 1 chế độ ăn uống sinh hoạt thật tốt và hợp lý để phòng tránh bệnh như :
Ăn thật nhiều rau xanh, hoa quả mát, uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp cho phân trở nên mềm hơn khi đi cầu, từ đó sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh trĩ hơn.
Ngoài ra để bổ sung thêm chất xơ thì cơ thể phải đảm bảo uống đủ từ 2 – 3 lít mỗi ngày, ngăn ngừa tình trạng táo bón
Chịu khó tập luyện thể dục thể thao thường xuyên : Khi tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể giảm được áp lực lên tĩnh mạch đặc biệt đó là trường hợp ngồi nhiều, đứng lâu, tập luyện cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, giảm thiểu được những nguyên nhân gây trĩ.
Tránh ngồi quá nhiều hoặc đứng quá lâu.
Tránh làm việc quá căng thẳng hoặc làm quá sức, nín thở đều đặn khi đi cầu để tăng được áp lực lên tĩnh mạch ở đầu cuối của trực tràng.
Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi cầu.
Trên đây là các tông tin về giai đoạn phát triển bệnh trĩ cũng như cách chữa bệnh phụ hợp nhật với từng giai đoạn, từng tình trạng của bệnh. Nếu bạn phát hiện ra mình bị mắc bệnh trĩ thì hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh sớm nhất.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to Top